Tết Nguyên Tiêu
Cúng cả năm không bằng ngày rằm tháng giêng. Ở Việt Nam đó là tết Nguyên Tiêu hay Tết Thượng Nguyên nhằm rằm tháng Giêng. Tết Thượng Nguyên là ngày lễ quan trọng, đánh dấu kết thúc thời gian Tết Nguyên Đán. Ngày ngày, người ta treo đèn lồng, nấu cỗ, bày tiệc, sum họp bên gia đình, mừng một năm mới bắt đầu bình an, may mắn.
Thời gian
Tết Thượng Nguyên là rằm đầu tiên của năm mới, thời điểm thích hợp nhất để cầu nguyện an lành cho cả năm. Cho nên thu hút sự tham gia đông đảo của giới Phật tử và toàn thể dân chúng. Thời gian cúng tết Thượng Nguyên có thể giao động từ ngày 11 cho đến ngày rằm tháng Giêng. Thời gian cúng thường tiến hành vào giờ Ngọ 11h ~ 13h. Tuy nhiên phần nhiều người hành lễ cúng vào giờ này, ngoài ra có thể linh hoạt giờ giấc để tiện sinh hoạt sống khác. Người miền Nam thường cúng vào giờ chiều tối. Trước đó, người miền Nam có thói quen đổ ra đường xem diễu hành, múa lân hoặc đi lễ chùa.
Ý nghĩa mâm cỗ cúng tết Thượng Nguyên
Mâm cỗ cúng gia tiên ngày tết Thượng Nguyên cũng không khác nhiều so với mâm cỗ ngày Tết Nguyên Đán. Một số vùng nông thôn coi tết Thượng Nguyên rằm tháng Giêng là Tết âm lịch thứ hai. Chính vì vậy, nhiều nơi còn tổ chức gói bánh chưng, ăn Tết thêm một đến hai ngày nữa. Bánh chưng tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở của muôn loài. Thịt lợn đã chế biến thuộc về âm, dưa hành rau củ thuộc về dương. Âm dương hài hòa tượng trưng cho sự phát triển. Ngoài ra trong mâm cỗ còn có thể có thêm cơm tẻ là lương thực hàng ngày. Mâm cỗ có nếp có tẻ, có âm dương đầy đủ để sinh sôi nảy nở. Bát nước chấm đặt giữa mâm hình tròn tượng trưng cho trời đất vũ trụ, kết nối cổ kim.
Người miền Bắc nói chung thông thường sắm lễ rất chu đáo, cẩn trọng. Lễ vật cúng Rằm tháng Giêng ở miền Bắc cũng rất đa dạng và phong phú. Nhiều nơi làm cầu kỳ và theo đúng lối truyền thống của ông cha ta ngày xưa.
Bày biện mâm cỗ cúng tết Nguyên Tiêu
Trước tiên là mâm cỗ cúng ông bà tổ tiên luôn có nhiều món, nhưng trong đó có những món cổ truyền không thể thiếu trên mâm cỗ cúng. Phải kể đến món gà luộc. Đây là món truyền thống của người Việt Nam không thể thiếu trên mâm cỗ dù là ngày lễ Tết. Ngoài ra còn xôi gấc.
Người miền Nam cũng thường cúng xôi chè, bánh ít, bánh cúng, nhiều vùng vẫn gói bánh tét. Ngoài ra trong mâm cỗ còn có thêm cơm tẻ, loại nguyên liệu phổ biến hàng ngày. Mâm cỗ có nếp có tẻ, có âm dương đẩy đủ để sinh sôi nảy nở.
Việc lựa chọn những loại quả để dâng lễ thắp hương có thể tùy thuộc vào mỗi nơi. Nhưng phải chú ý chỉ sử dụng những quả đẹp, còn tươi. Tránh loại hoa quả đã chín kỹ, những quả có gai nhọn, quả có mùi quá thơm nồng, những quả mọc sát đất… Tráng miệng có nhiều loại mứt trái cây và bánh kẹo ngọt như mứt dừa, me, mãng cầu… Hiện này, với nhiều gia đình, mâm cúng tổ tiên trong tết Thượng Nguyên còn được thêm vào các món ăn mới hợp khẩu vị gia đình, bên cạnh sự thành tâm.
Đặt mâm ngũ quả trên bàn thờ gia tiên
Tết Nguyên Tiêu thuận theo năm sắc màu tượng trưng cho mong ước được ngũ phúc. Giàu có, sang trọng, sống lâu, khỏe mạnh, bình yên. Hay quy luật đất trời theo ngũ hành: năm màu của quả tượng trưng cho Kim màu trắng, Mộc màu xanh, Thủy màu đen, Hỏa màu đỏ, Thổ màu vàng. Quả táo trong phong thủy, tượng trưng cho sự yên bình và hòa hợp. Loại quả này cũng được ưa chuộng vì màu đỏ của nó mang ý nghĩa tốt lành. Dứa đã trở thành một biểu tượng phong thủy cho sự giàu có và may mắn.
Cam là một trong những loại quả được các gia đình ưa chuộng nhất khi cúng bàn thờ. Ngoài ý nghĩa về phong thủy, cam được coi là gửi gắm lời nguyện cầu về may mắn, thành công. Hơn nữa, cam cũng để được lâu trên bàn thờ và có mùi rất thơm. Còn chuối trong phong thủy mang ý thu hút. Mâm ngũ quả của người miền Nam thường có các loại quả xanh, với mong muốn cầu sung túc đủ sài. Thông dụng nhất thường là: mãng cầu, đu đủ, sung, dừa, xoài.
Văn khấn cúng Tết Nguyên Tiêu
Theo cuốn Văn khấn cổ truyền Việt Nam
” Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ (chúng) con là: ……
Ngụ tại: ……..
Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm… gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngày Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…. nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời ông bà tiền chủ, hậu chủ tại gia về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tốt lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.
Khấn xong, vái ba vái.
Ý nghĩa
Với quan niệm đầu xuôi đuôi lọt, thời khắc đầu tiên trong năm là rất quan trọng. Vì vậy, ngày mùng Một tháng Giêng là Tết Nguyên Đán. Ngày Rằm tháng Giêng là Tết Thượng Nguyên. Thêm yếu tố Phật giáo pha trộn và du nhập vào Việt Nam trong thời gian dài đã giao thoa và hình thành nên phong tục riêng của người Việt Nam. Tết Thượng Nguyên coi trọng ngày rằm tháng Giêng. Tết Nguyên Tiêu có nguồn gốc từ Trung Hoa đã biến đổi thành một ngày Tết mang bản sắc rất riêng của người Việt hòa quyệt một số yếu tố thuộc về tinh thần Phật giáo.
Ngày rằm tháng Giêng là một trong bốn ngày rằm lớn nhất trong năm mưu cầu gia đạo bình an, phong điều vũ thuận, quốc thái dân an, cầu nguyện an lành, khỏe mạnh, no đủ, thịnh vượng và phát triển cho mọi người, cho đất nước.